Hrdc Logo Web

Personal Branding và lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Các phần trong bài

Personal Branding và lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân

1.  Cần tiến hành phân tích S.W.O.T trước khi tiến hành xây dựng thương hiệu cá nhân.

           Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân, mô hình phân tích S.W.O.T đóng vai trò căn bản và hiệu quả, yếu tố quyết định tới sự thành công của thương hiệu cá nhân được xây dựng. Mô hình phân tích S.W.O.T là công cụ được sử dụng phổ biến nhằm phân tích và làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cũng như nhận diện các nguy cơ trong một dự án, hoặc tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân. Thông qua phân tích S.W.O.T cá nhân, doanh nghiệp sẽ thấy rõ hơn mục tiêu của mình, cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới mục tiêu Personal Branding của mình.
           Phân tích S.W.O.T giúp cá nhân có góc nhìn sâu sắc về bản thân và phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình. S.W.O.T thường được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Từ hình mô hình phân tích S.W.O.T có thể thấy rằng:

1.1 Những điểm mạnh cần phát huy khi xây dựng chiến lược Personal Branding.

            Chính là lợi thế của riêng của cá nhân, dự án, sản phẩm… đang theo đuổi. Đây là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà cá nhân đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Một vài lĩnh vực giúp cá nhân có thể tìm ra điểm mạnh của mình, bao gồm: Nguồn lực, tài sản, con người; kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu; tài chính; marketing; cải tiến; giá cả, chất lượng sản phẩm; chứng nhận, công nhận; quy trình, hệ thống kỹ thuật; kế thừa, văn hóa, quản trị…

1.2 Những điểm yếu cần khắc phục khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân.

            Nói một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc cá nhân làm chưa tốt hoặc không thể làm, không biết làm. Nghĩa là, những vấn đề đang tồn tại bên trong con người đang cản trở cá nhân trên con đường đạt được mục tiêu. Khi nhìn thẳng vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, cá nhân sẽ trả lời được câu hỏi đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

1.3 Những cơ hội có được khi xây dựng thương hiệu cá nhân.

         Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động giúp cá nhân định vị hiệu quả thương hiệu cá nhân, có thể kể đến như: sự phát triển, nở rộ của thị trường; đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém; xu hướng công nghệ thay đổi; xu hướng toàn cầu; hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư; mùa, thời tiết; chính sách, luật…

1.4 Những nguy cơ phải đối mặt khi xây dựng thương hiệu cá nhân. 

            Yếu tố gây khó khăn lớn nhất đối với mỗi cá nhân trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ. Nhằm hạn chế những nguy cơ gặp phải trong tương lai, các cá nhân cần nhận diện sớm các nguy cơ. Sau khi tìm ra nguy cơ, cần đề ra các phương án giải quyết; nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ…
Xay Dung Thuong Hieu Ca Nhan

          2. Những lưu ý khi trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân.

          Thứ nhất, Định vị bản thân.

          Hãy xác định rõ các kỹ năng của bạn: Năng lực, học vấn, kinh nghiệm chuyên môn. Chỉ khi hiểu mình là ai bạn mới có thể xây dựng được thương hiệu của chính mình và những gì mọi người nhìn nhận về bạn. 

  • Sự đam mê: Đam mê, nhiệt huyết, cá tính là mấu chốt tạo nên thương hiệu mạnh
  • Thế mạnh bản thân: Xác định thế mạnh, điểm riêng khác biệt dể tạo sự thành công.

         Thứ hai, Định vị bản thân trong xã hội.

Trong xã hội cạnh tranh và phát triển hàng ngày, việc định vị bản thân trong xã hội sẽ giúp bạn biết được mình là ai, mình đang ở đâu trong xu thế phát triển, để từ đó có những quyết định, hành động cụ thể.

         Thứ ba, Xác định trong mối quan hệ cá nhân: Bạn bè nói gì về bạn.

  • Mối quan hệ công việc: Đồng nghiệp khách hàng nói gì về bạn.
  • Sự nổi tiếng online: Bạn có được tìm kiếm nhiều Online.

          Thứ tư, Thiết lập mục tiêu, tầm nhìn muốn đạt được khi xây dựng thương hiệu cá nhân

          Lĩnh vực kinh doanh: Tạo được sản phẩm, dịch vụ của riêng bạn.

  • Thị trường của bạn: Chọn chính xác thị trường mục tiêu của bạn.
  • Phong cách của bạn: Hoặc định truyền thông một cách rỏ ràng và nhanh chóng.

         Thứ năm, Kiến tạo thương hiệu (Personal Branding).

         Đặt tên và sáng tạo Slogan thể hiện chính xác về bạn đảm bảo yếu tố đơn giản dễ nhớ.

  • Chọn màu sắc, thiết kế logo, thiết kế thương hiệu thể hiện chính xác con người bạn.
  • Tạo ra câu chuyện thương hiệu chính bạn.

         Thứ sáu, Tạo dựng hệ sinh thái của riêng bạn. 

         “Căn nhà” của bạn: Tạo Blog là nơi trung tâm để bạn có thể kết nối truyền thông với mọi người.

  • “Công viên” của bạn: Sử dụng Mạng xã hội chia sẽ và kết nối.
  • “Nhà hát và câu lặc bộ”: Sử dụng kênh truyền thông xã hội chia sẽ nội dung của bạn.

          Thứ bảy, Tạo dựng mối quan hệ.

  • Người ảnh hưởng: Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và tạo mối quan hệ.
  • Cộng đồng: Chủ động tham gia cộng đồng trong lĩnh vực của bạn
  • Offline: Tham gia các sự kiện Offline trong lĩnh vực của bạn.

         Thứ tám, Xây dựng nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân. 

        Blog chính là công cụ hữu hiệu thể hiện con người, những khía cạnh độc đáo của riêng bạn khi thực hiện chiến lược Personal Branding cho bản thân. Hãy đăng cái bài viết hay và cập nhật thường xuyên.

  • Kênh truyền thông xã hội: Tạo và chia sẽ các nội dung để tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng.
  • Mạng xã hội: Thay đổi cách viết của bạn tùy theo mạng xã hội

         Thứ chín, Tạo dựng, kết nối và chia sẻ.

  • Đối thoại: Tham gia đối thoại với các thành viên trên mạng xã hội.
  • Bình luận: Tham gia bình luận có giá trị trong các blog chuyên ngành.
  • Chia sẽ: Chia sẽ nội dung có giá trị trên blog hay kênh của người khác.
Thuong Hieu Ca Nhan

        Cuối cùng, Lắng nghe và theo dõi thế giới nói gì về thương hiệu cá nhân của bạn.

  • Tin tức: Lưu trữ các bài viết về bạn trên mạng.
  • Sự phê phán: Lắng nghe và ứng xử các phê bình một cách chuyên nghiệp.
  • Theo dõi: Theo dõi và ghi nhận lại các hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn
         Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu bản thân trên không gian số, bạn cần không ngừng xây dựng và phát triển tiềm năng của bản thân, đó chính là giá trị cốt lõi để duy trì và nâng tầm thương hiêu bản thân bạn. Hãy thử sức với việc trải nghiệm ở những lĩnh vực mới mẻ, trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, ngoại ngữ hay học hỏi thêm về công nghệ số, viết lách,…Hình ảnh, logo có thể là thứ được sáng tạo, tô vẽ nên nhưng giá trị con người bạn sẽ là nền tảng cốt lõi lan tỏa những giá trị tích cực tới cộng đồng xã hội.
           Xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding) trên Internet thành công bạn sẽ có vô số cơ hội và tiềm năng để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Tất nhiên đó không phải là một công việc dễ dàng, bạn cần kiên trì, cần nhất quán và đôi khi cần đánh đổi và dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.
Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo thêm bài viết tại:
HRDC sưu tầm và tổng hợp.
Nguồn: www.freshbrand.vn/Tapchitaichinh.vn

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Toà nhà Việt Á – Số 9 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Menu