Hrdc Logo Web

Bài học sâu sắc về Quản trị sự thay đổi của Tesla

Bài học sâu sắc về Quản trị sự thay đổi của Tesla

          “Quản trị sự thay đổi” trong bối cảnh thế giới đầy biến động luôn là yếu tố nền tảng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tesla cũng như vậy. Nhưng thay vì theo dõi sự thay đổi và ứng phó, Tesla đã chủ động đánh giá, phân tích những “mầm mống” thay đổi từ trước để đưa đến những thành công không thể tuyệt vời hơn.

             1. Bối cảnh mới luôn cần “Quản trị sự thay đổi”.

          Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chúng ta đã dường như đã quen hơn với những thuật ngữ tưởng chừng như khá xa lạ như: “Chuyển đổi số”, “Work from home”, hay những ứng dụng hỗ trợ làm việc trực tuyến như Zoom, Microsoft Team,… Thế giới đang thay đổi từng giây và chính chúng ta cũng đang thay đổi. Nỗi sợ cũng vì thế mà lớn lên. Người ta nói nhiều hơn về sự thay đổi. Thay đổi ở đây không phải là thay đổi ngắn hạn để đối phó với những trở ngại do khủng hoảng và dịch bệnh gây ra. Đó sẽ là sự thay đổi lâu dài để thích ứng và phát triển. Và câu chuyện được nhắc đến khi ấy chính là quản trị sự thay đổi để chủ động và vững vàng trước những thách thức đem đến.
            Quản trị sự thay đổi (Change Management) là thuật ngữ thường được đề cập là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của nó ta đều thấy quản trị sự thay đổi là kỹ năng tất yếu với tất cả mọi người. Từ những bài học thực tế của những gã khổng lồ “ngã ngựa” vì thiếu sự thay đổi như Nokia (Phần Lan), hay câu chuyện thành công vang dội từ khủng hoảng của những đế chế hàng đầu ngày nay như Toyota, Apple, Samsung…đều cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc dẫn dắt sự thay đổi và thực hiện thay đổi kịp thời.

            2. Giải mã thành công của Tesla từ góc nhìn quản trị sự thay đổi. 

           Tin tức gần đây dày đặc những tít bài về sự thay đổi luân phiên của vị trí “Người giàu nhất thế giới” giữa Jeff Bezos – CEO Amazon (sắp tới là Chủ tịch Đội đồng Quản trị Amazon (Q3.2021)) và Elonmusk – CEO Tesla. Sự thành công của trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới và hãng xe giá trị nhất thế giới tất nhiên không thể gói gọn trong một hai yếu tố. Nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế phát triển, đáp ứng kỳ vọng khách hàng và không ngừng cải tiến, thay đổi chất lượng đã khiến hai doanh nghiệp thành công rực rỡ.
           Về phần Tesla, chiến lược của doanh nghiệp này là cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chạy điện và thâm nhập thị trường xe hơi với dòng xe cao cấp nhắm đến những người mua giàu có. Khi sản phẩm dần hoàn thiện và tiêu thụ tốt, công ty sẽ tham gia thị trường bình dân với nhiều cạnh tranh hơn. 
Bài học sâu sắc về quản trị sự thay đổi của Tesla
  • Tesla khởi động bằng sự nhạy bén nắm bắt xu hướng phát triển của tương lai.

Không bị động ứng phó với thay đổi, Tesla đã chủ động phân tích và nắm bắt những xu hướng đổi thay của thế giới, từ đó thực hiện quản trị sự thay đổi thành công vượt bậc.

         Cách đây gần 1 thập kỷ, khi thế giới đang say mê với các dòng xe ô tô dùng động cơ đốt trong thì Musk tuyên bố “mục tiêu của Space, Tesla và Solarcity là thay đổi thế giới”.
           Đến khi nhiều mỏ dầu ở Trung Đông, Châu Phi, Trung Mỹ… dần cạn kiệt, và một cảnh báo gây sốc rằng “số phận của động cơ diesel bị đếm ngược từng ngày” thì người ta mới thật sự nghiêm túc với tuyên bố của Elon Musk.
          Dòng xe hơi chạy bằng điện do Tesla chế tạo đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một phương tiện sử dụng năng lượng “xanh”. Không có chiếc xe động cơ đốt trong nào đạt được mô-men xoắn 100% ngay lập tức, và xe điện hiệu suất cao chính là mấu chốt của vấn đề.
           Sản phẩm của Tesla đã đáp ứng được hai điều kiện quan trọng: Một là sử dụng năng lượng tái tạo; hai là tạo ra những cỗ máy mạnh mẽ không kém xe sử dụng năng lượng hóa thạch.
          Rất nhiều cuộc khảo sát cho thấy, Tesla Model S là dòng xe được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Đương nhiên, “những chiếc xe không ống xả” là giải pháp không thể nào tốt hơn đối với bài toán bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu như hiện nay.
  • Từ nhận định về sự dịch chuyển xu hướng của khách hàng, Tesla đã thiết lập tầm nhìn thị trường hiệu quả.

          “Nghiên cứu thị trường” là lĩnh vực không mới, tuy nhiên đối với Elon Musk việc nắm bắt thị trường, xu hướng đôi khi không chỉ bằng những thống kê khô khan bằng con số, ông nhìn được tiềm năng của thị trường bằng tầm nhìn công nghệ của mình.
          Dù là một công ty Mỹ, nhưng Trung Quốc mới chính là “thiên đường” của Tesla. Người tiêu dùng Trung Quốc là nhóm khách hàng chịu chi nhất của hãng xe này.
          Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung với các đòn thuế quan ăn miếng trả miếng trong giai đoạn 2018 – 2019 khiến cho giá bán xe tại thị trường chiến lược của Tesla là Trung Quốc tăng gần gấp đôi. Nhưng năm 2019, hãng xe chứng kiến doanh số bán hàng tại thị trường tỉ dân tăng 161% so với năm trước đó, tương đương với 40.000 chiếc Tesla.
          Dù đại dịch COVID-19 khiến doanh số bán xe tại thị trường Trung Quốc giảm 42% trong quý I/2020, xong Tesla đã vực dậy với doanh số bán hàng lên tục lập đỉnh trong tháng 3 và tháng 4.
Tesla Va Quan Tri Su Thay Doi Hrdc
  • Tesla  không ngừng cải thiện và nâng cao sức mạnh nội tại với vũ khí công nghệ mạnh mẽ.

          Tesla một lần nữa trở nên độc nhất. Vũ khí mạnh nhất của Tesla là bộ điều khiển trung tâm tích hợp, còn gọi là Hardware 3.
Thiết bị này được tích hợp hai con chip trí tuệ nhân tạo do Tesla tự phát minh và sản xuất, qua đó cung cấp tính năng tự lái autopilot, cùng hệ thống thông tin giải trí cực kỳ tiên tiến trong xe hơi được điều khiển thông qua màn hình cảm ứng lên tới 17 inches.
Tất cả những phần mềm hay tính năng nói trên của Tesla đều liên tục được cập nhật, đó là điều khác biệt hoàn toàn với các hãng xe trên thị trường.
          Một vũ khí khác mà Tesla sở hữu chính là công nghệ pin. Hãng này đang tiến tới việc phát triển ra những viên pin có thể chạy tới hàng triệu km mới hỏng, thay vì chỉ khoảng 160 km như hiện nay. Mẫu pin mới được kỳ vọng có thể soán ngôi của xăng dầu trong tương lai, tạo thách thức cho ngành ô tô truyền thống.
  • Tạo dựng dấu ấn trên thị trường thế giới với việc phát triển mô hình kinh doanh khác biệt – Không Marketing.

         Điều đặc biệt của Tesla là hãng xe này không hề chi tiền cho quảng cáo, không có giám đốc Marketing, sản xuất xe đến đâu bán hết đến đấy. Mô hình này được gọi là D2C (Direct to customer), tức là bán trực tiếp sản phẩm từ tay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đây cũng là một sự khác biệt góp phần cho những thành công của Tesla hiện tại.
Sau khi vừa kỷ niệm 10 năm lên sàn chứng khoán vào cuối tháng 6 vừa rồi, bất chấp hàng loạt hãng xe điêu đứng vì đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, Tesla vẫn bứt phá và vượt qua Toyota để trở thành hãng xe có giá trị nhất thế giới. Chốt phiên 2/7, cổ phiếu công ty tăng lên 1.119 USD, nâng giá trị vốn hóa lên 207 tỷ USD, tăng 500% so với cùng kỳ năm ngoái. Tesla cũng đang thể hiện tình hình khá khả quan với 4 quý tăng trưởng dương liên tục, bất chấp việc phải đóng cửa nhà máy ở Califonia.
          Quản trị sự thay đổi có thể đến từ những việc lớn như chiến lược, tầm nhìn, tái cơ cấu tổ chức, áp dụng công nghệ sản xuất mới…đến những thay đổi nhỏ trong tác phong nghề nghiệp, kết nối hay vị trí của những sản phẩm…Không có đảm bảo nào cho thấy thay đổi là thành công nhưng có một điều chắc chắn rằng: “thay đổi với thời gian hoặc bị bỏ lại phía sau”.
HRDC sưu tầm và chia sẻ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Toà nhà Việt Á – Số 9 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web
Menu