Hrdc Logo Web

Mô hình Kirkpatrick trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

Mô hình Kirkpatrick trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

             Đánh giá hiệu quả sau đào tạo là một công việc cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có được góc nhìn tổng quan và trung thực nhất về những hiệu quả mà chương trình đào tạo đem lại. Việc đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên việc xác định một mô hình đánh giá chương trình đào tạo cũng quyết định tới hiệu quả của công tác đánh giá thông qua việc lựa chọn giai đoạn để đánh giá, các tiêu chí, thông tin, cách thức triển khai.  Và mô hình Kirkpatrick là một công thức đo lường hiệu quả điển hình tại Việt Nam.
1. Khái niệm mô hình đánh giá Kirkpatrick.
              Mô hình đánh giá Kirkpatrick được đưa ra vào năm 1959. Mô hình đánh giá Kirkpatrick được biết đến và sử dụng rộng rãi trong đánh giá các chương trình đào tạo. Mô hình đánh giá Kirkpatrick tập trung vào đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo trên 4 cấp độ khác nhau bao gồm: 

0b6f212ddf806b6766fc018a70e8985e

2. Các chỉ số được đo lường trong mô hình Kirkpatrick.

1. Đánh giá sự phản hồi của học viên (Reation).

             Đây là quá trình mà người học sẽ đưa ra những đánh giá về chương trình đào tạo sau khi hoàn tất chương trình trong đó sẽ bao gồm đánh giá về cấu trúc, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo. Thông qua đánh giá phản hồi của người học, các cơ sở giáo dục sẽ xác định được những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được củng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện. Từ những thông tin đánh giá thu thập được thì các cở sở giáo dục sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho các chương trình đào tạo tiếp theo. Đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ này là dễ ràng triển khai và thu thập thông tin.

2. Đánh giá về nhận thức của học viên (Learning).

           Đây là quá trình đánh giá xem người học đã tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng gì khi tham gia chương trình đào tạo và có đạt được đúng mục tiêu của chương trình đào tạo đề ra hay không? Đánh giá chương trình đạo tạo ở cấp độ này có thể được tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai chương trình nhằm cải thiện, mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Việc đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ nhận thức cần phải bám sát với mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra. Chính vì vậy các hình thức đánh giá chương trình phải đánh giá được việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo. So với cấp độ đánh giá sự phản hồi của người học thì đánh giá ở cấp độ này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

3. Đánh giá hành vi học viên (Behavior).

            Đây là quá trình đánh giá những thay đổi, tiến bộ của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ tập trung vào mức độ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được vào trong công việc của họ.

4. Đánh giá kết quả (Result).

            Đây là quá trình đánh giá những tác động của chương trình đào tạo đến các chủ thể. Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ hướng tới đánh giá lợi tức đầu tư đào tạo.
             Theo mô hình đánh giá  Kirkpatrick, mức độ thành công của các cấp độ đánh giá sẽ phụ thuộc vào thông tin đánh giá của các cấp trước đó.
Vector Collection Of Business People

3. Ưu, nhược điểm của mô hình đánh giá Kirkpatrick.

3.1 Ưu điểm của mô hình đánh giá Kirkpatrick.

        – Mô hình đánh giá Kirkpatrick rất là đơn giản, dễ thực hành, linh hoạt và tập trung vào đánh giá kết quả của chương trình đào tạo.
        – Mô hình đánh giá Kirkpatrick giúp người đánh giá hiểu được kết quả đánh giá một cách có hệ thống.

3.2 Nhược điểm của mô hình đánh giá Kirkpatrick.

         – Yêu cầu lượng thông tin để đánh giá cho các cấp độ là khác nhau. Nhu cầu về lượng thông tin cần để đánh giá cho các cấp độ cao hơn thường đòi hỏi nhiều hơn.
          – Chi phí tốn kém do cần sử dụng nhiều nguồn dữ liệu. 
           Mô hình Kirkpatrick tập trung vào đánh giá hiệu quả của chương trình sau khi người học đã hoàn thành chương trình đào tạo ở những cấp độ khác nhau. Thông thường doanh nghiệp ở Việt Nam thường dừng lại ở 02 cấp độ đầu tiên là đánh giá sự hài lòng về công tác tổ chức khóa học và những kiến thức, nhận định thu nhận trong khóa học. 
Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo một số mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo khác tại: 
HRDC sưu tầm và chia sẻ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Toà nhà Việt Á – Số 9 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Menu