Các phần trong bài
Trí thông minh kỹ thuật số (DQ) là gì?
“Trí thông minh kỹ thuật số (DQ) là một trí thông minh kiểu mới, được khám phá và phát triển trong kỷ nguyên số 4.0.
1. Những con số biết nói về sự cần thiết của trí thông minh kỹ thuật số.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thế giới mở ra với sự kết nối không giới hạn. Với sự thay đổi của IoT (Internet of Things) – Mạng lưới vạn vật kết nối, AI – Artificial Intelligence – trí thông minh nhân tạo, hai thế giới thực và ảo kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống không gian cyber –physicial system – vật lý ảo.
Cùng với sự bùng nổ của dịch vụ mạng xã hội (Social Network Service), sự kết nối trở thành yếu tố tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội khi chưa có một hệ thống, cơ chế quản lý chặt chẽ khiến thế giới ảo trở thành không gian tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong đó, đối tượng trẻ em – lực lượng yếu thế nhất trong xã hội. Để hình dung rõ ràng hơn, hãy cùng HRDC nhìn lại những con số:
- 40% trẻ vị thành niên từ 08 – 17 tuổi trên thế giới đang bị vướng vào tình trạng bắt nạt trên mạng (Khảo sát của Microsoft, 2012).
- Số lượng trẻ em bị ăn cắp nhân thân số trên mạng nhiều gấp 35 lần so với người lớn (Nguồn: Báo cáo của AllClear ID, 2017).
- 65% người tham gia khảo sát (13-74 tuổi) cho biết họ ít nhất 1 lần chịu ảnh hưởng bởi rủi ro trên mạng. 62% khi lâm vào tình trạng rủi ro không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu (Nguồn: Nghiên cứu của Microsoft 2017).
- Trên 95% các trường hợp rủi ro an ninh mạng là do lỗi của con người, bị lừa gạt hay sử dụng mật mã quá dễ đoán (Nguồn: Báo cáo của IBM, 2014).
- Trên 90% người tham gia nghiên cứu cho biết họ không biết nhiều về cách bảo vệ bản thân trên môi trường số, trong đó 11.5% cho biết họ không biết gì. (Nguồn: Báo cáo của Mozilla, 2017).
- Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Khủng bố Online (Terrorism Research Center) : 50% thanh thiếu niên là nạn nhân của bắt nạt, khủng bố trên mạng, và 10%-20% các nạn nhân chịu đựng thường xuyên tình trạng này.
- Một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phần năm cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực – theo kết quả từ cuộc khảo sát ý kiến do UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em công bố. Cũng theo khảo sát này, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.
Cũng theo báo cáo đánh giá Chỉ số văn minh trực tuyến (DCI) của Microsoft năm 2020 ghi nhận chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 4 năm qua khi khảo sát 25 quốc gia, mỗi nước 500 người. Và Việt Nam đứng thứ 5 trong khảo sát này. Cụ thể: Anh đứng đầu với 52%, Hà Lan về nhì với 56%. Con số của Việt Nam là 78% nên vẫn còn “văn minh hơn một chút” so với Nam Phi (83%), Peru (81%), Columbia (80%) và Nga (79%). Mục đích của khảo sát là phản ánh bức tranh toàn cảnh của vấn đề và hướng tới một môi trường trực tuyến an toàn, văn minh, nơi mọi người ứng xử bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tử tế.
Những con số trên không chỉ phản ảnh những nguy hiểm thực tế và tiềm tàng của không gian số mà còn chứng minh cho một thực tế rằng: rất có thể chúng ta đang tự mình hoặc tiếp tay cho những hành động xấu trên mạng xã hội. Đồng thời cũng đang làm “ô nhiễm” môi trường số của mình nếu không biết cách chủ động kiểm soát và cư xử đúng mực trên không gian số. Trước thực trạng này, một khái niệm về chỉ số thông minh mới trên môi trường số đã ra đời và là cơ sở để các nhà quản lý và chính chúng ta nhận thức và thay đổi. Đó là chỉ số thông minh kỹ thuật số DQ.
2. Trí thông minh kỹ thuật số (DQ) là gì?
- Tầng thứ nhất: Digital citizenship (Công dân số): đòi hỏi khả năng sử dụng công nghệ số và truyền thông số một cách an toàn, có trách nhiệm và hiệu quả.
- Tầng thứ hai : Digital Creativity – Sáng tạo số: Khả năng hội nhập vào hệ sinh thái số bằng cách hợp tác sản xuất nội dung số hoặc triển khai ý tưởng thành hiện thực bằng công cụ số.
- Tầng thứ ba: Digital Entrepreneurship – Tinh thần khởi nghiệp số: Khả năng sử dụng truyền thông và công nghệ số để giải quyết các vấn đề thế giới, hoặc tạo ra những cơ hội mới. Đó có thể là giải quyết các thách thức toàn cầu, đổi mới và tạo ra các cơ hội mới trong nền kinh tế kỹ thuật số bằng cách thúc đẩy tinh thần kinh doanh, việc làm, tăng trưởng và tác động.
3. Trải nghiệm và cải thiệm trí thông minh kỹ thuật số.
- Digital Citizen Identity – Hình ảnh công dân số: Khả năng xây dựng và quản trị hình ảnh số của mình sao cho phù hợp với con người offline của chính bạn.
- Screen time Management – Quản trị thời gian online: Khả năng quản trị thời gian bạn sử dụng Online, thời gian làm nhiều việc cùng lúc, vừa online, vừa offline, và thời gian tương tác Online.
- Cyberbullying Management – Quản trị Khủng bố online: Khả năng phát hiện ra những trường hợp bắt nạt trên mạng và biết cách giải quyết những tình huống này.
- Cyber Security Management – Quản trị an toàn trên mạng: Khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng cách sử dụng mật mã và xử lý các trường hợp tấn công trên mạng.
- Privacy Management – Quản trị thông tin cá nhân: Khả năng quản lý thông tin qua mạng, nhằm bảo vệ cho sự an toàn cho cá nhân và người khác.
- Critical Thinking – Tư duy phản biện: Khả năng phân biệt thông tin thật và giả, nội dung tốt và nội dung xấu, người đáng tin và người đáng nghi ngờ trên không gian online.
- Digital Footprint – Lịch sử số: Khả năng thấu hiểu lịch sử số và những hậu quả mà nó mang lại cho cuộc sống thật của mình, qua đó biết cách quản trị có trách nhiệm hơn với lịch sử thông tin số của bản thân.
- Digital Empathy – Khả năng cảm thông số: Khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và thông cảm với cảm xúc của người khác trên mạng Internet.
- Quản trị sự thay đổi – Góc nhìn từ doanh nghiệp (Phần 1).
- Tổng quan về trải nghiệm khách hàng – Customer Experience
CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ – HRDC
- Địa chỉ: Toà nhà Việt Á – Số 9 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
- Email: connect@hrdc.com.vn