Hrdc Logo Web

7 cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

            Trong bài phát biểu của cựu Tổng thống Mỹ B.Obama về việc đưa kỹ năng Thế kỷ 21 vào trường học diễn ra năm 2009 đã nhấn mạnh 4 kỹ năng chính cần đặc biệt chú ý trong bối cảnh xã hội toàn cầu mới (the new global society) là: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng tự khởi nghiệp và kỹ năng sáng tạo. Và kỹ năng luôn được nhắc đến đầu tiên chính là kỹ năng tư duy phản biện.
Tư duy phản biện (hay Critical Thinking)  đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
           Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng này, tuy nhiên, có thể hiểu kỹ năng tư duy phản biện chính là khả năng tư duy để tìm ra các thông tin đáng tin cậy, từ đó diễn giải, xác định, đánh giá, phân tích, mô tả và tự điều chỉnh. Vậy làm sao để rèn luyện tư duy phản biện? Hãy cùng HRDC tìm hiểu nhé!

            1. Ask basic questions: Tự đặt những câu hỏi cơ bản cho bản thân.

Kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả
         Thế giới vô cùng phức tạp. Nhưng không phải vẫn đề phức tạp sẽ đều giải quyết bằng những giải pháp phức tạp. Việc phức tạp hóa vẫn đề đôi khi sẽ khiến bạn đi lạc hướng khỏi trọng tâm vấn đề, từ đó đưa ra các biện pháp sai lầm hoặc kém hiệu quả mà thôi.
         Hãy bắt đầu bằng việc đặt những câu hỏi nhỏ, cơ bản về những sự việc, sự vật mà bạn gặp phải hằng ngày. Rèn luyện tư duy phản biện bắt đầu từ việc tò mò, ham hiểu biết và luôn luôn tìm kiếm sự thật thông qua các câu hỏi. Đó chính là cái “tinh túy” của tư duy phản biện. Bởi nếu không biết phải thắc mắc về vấn đề gì, hoặc không đặt câu hỏi ngay từ đầu, không buộc bản thân phải suy nghĩ, trăn trở t= thì không bao giờ tìm được câu trả lời.

            2. Question basic assumptions: Đặt câu hỏi để kiểm tra lại những giả định tưởng chừng cơ bản.

          Lối mòn tư duy hay cách thức tiếp nhận thụ động chính là điều giới hạn khả năng tiềm ẩn của mỗi người. Vậy nên, việc đặt câu hỏi với mọi thứ, bao gồm cả những quy chuẩn xã hội và truyền thống đã và đang tồn tại sẽ đưa đến cho bạn góc nhìn trực quan, sinh động hơn về mọi vấn đề.
          Bên cạnh đó, hãy công bằng trong việc đánh giá các dữ kiện, bằng chứng cũng như quan điểm của người khác. Đồng thời, sử dụng tư duy mở Open-minded (không thành kiến, sẵn sàng tiếp thu cái mới), và sẵn sàng chấp nhận rằng niềm tin sẽ bị thử thách để kiểm tra lại những giả định sẵn có trước đó.

             3. Be aware of metal processes: Nhận biết cách bạn tư duy.

            Có rất nhiều yếu tố tác động đến tư duy, quan niệm của mỗi người, đó có thể là xã hội, trường học, gia đình, tập quán, ….Đôi khi những yếu tố này trở thành thành kiến, kìm kẹp họ trong một lối tư duy cố định.
            Do đó, tự nhận thức về định kiến và tích cực mở rộng thế giới quan là hai phương pháp giúp bạn vượt qua các quan điểm, suy nghĩ đã được hình thành trước khi tiếp nhận các dữ liệu có liên quan đến sự vật, sự kiện cụ thể. Đồng thời, tự tìm cho mình lối tư duy cụ thể, hạn chế sự phụ thuộc vào người khác. Rèn luyện tư duy phản biện chính suy cho cùng là sự thấu hiểu tư duy và làm chủ nó theo mong muốn của bản thân mình.

           4. Try reversing things- Đặt câu hỏi ngược.

             Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót. Đặt câu hỏi với mọi thứ, bao gồm cả những quy chuẩn xã hội và truyền thống đã và đang tồn tại là cách bạn tự thử thách và rèn luyện lối tư duy phản biện của mình.

            5. Evaluate the existing evidence – Tìm hiểu và đánh giá những chứng minh đã có.

           Tất cả những gì bạn đang tìm, câu hỏi bạn đặt ra đều có người nghiên cứu, chia sẻ bí quyết, … Và bộ não con người luôn lập các giả định về mọi thứ xung quanh bằng cách dựa trên thông tin nhận được trong cuộc sống hằng ngày. Sẽ ra sao nếu như giả định đó sai, hoặc không hoàn toàn đúng?
           Để khắc phục điều đó, bạn phải luôn thắc mắc, tò mò về mọi giả định đang tồn tại. Từ đó, bạn có thể đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình, góp phần làm thay đổi nhận định ban đầu mà não bộ tạo ra, tinh thần phản biện, lối tư duy phản biện sẽ càng được trau dồi, thử thách và hoàn thiện hơn.

Critical thinking skills

               6. Remember to think for yourself – Tự suy nghĩ.

          Để làm chủ, bạn buộc phải tư duy. Các kiến thức, kỹ năng được chia sẻ suy cho cùng đều là của người nghiên cứu, sáng tạo nên hoặc của người truyền đạt nó. Do vậy, để hiểu sâu vấn đề, bạn cần đưa ra chính quan điểm, chính kiến của mình. Tự tư duy một cách có hệ thống, xem xét nhiều khía cạnh của một vấn đề và nhìn vào từng khía cạnh trong một bối cảnh rộng hơn, có khả năng phát hiện (và tránh) các ngụy biện logic (logical fallacies).
          Bên cạnh đó, hãy sử dụng bằng chứng, tính logic và lý lẽ để bổ trợ cho lập luận. Trước những nguồn thông tin lớn, hãy cẩn thận trong việc xem xét ý kiến và thông tin, xem xét từ góc nhìn đa chiều.

          7. Understand that no one think critically 100% of the time – Hiểu rằng không ai sử dụng tư duy phản biện 100%, mọi lúc mọi nơi.

        Tư duy phản biện (Critical Thinking) không phải sinh ra tự nhiên mà cần trải qua một quá trình dài trau dồi và hoàn thiện. Ngoài những cách thức như trên, bạn có thể xem xét việc rèn luyện tư duy phản biện thông qua việc tìm hiểu thêm thông qua những tài liệu hữu ích như sách báo, không ngừng trau dồi, học hỏi, thay đổi việc trình bày thông tin qua sơ đồ, ứng dụng lập luận logic, giao lưu, kết nối với những người tài giỏi hơn mình…..
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Nguồn: Nguyễn Phi Vân
HRDC sưu tầm và chia sẻ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Toà nhà Việt Á – Số 9 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web
Menu